Tin tức ngành

Triển Vọng Thị Trường Ngành Dệt May Việt Nam 2022

  • 10/03/2022

Dịch Covid đã tác động trái chiều đến tổng kim ngạch xuất khẩu mảng dệt và mảng may toàn cầu, ngành dệt may được xếp vào nhóm ngành hàng hóa tiêu dung không thiết yếu, nhạy cảm với chu kỳ kinh tế năm 2021. Tuy nhiên, năm 2022 sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu đã giúp doanh thu và lợi nhuận của các công ty dệt may có sự tăng trưởng tích cực.

Lợi thế của Việt Nam về chi phí nhân công và bao phủ vacxin

Ngành dệt may là ngành thâm dụng lạo động, trong đó Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ hóa, có tay nghề tốt và khả năng học hỏi cao, đồng thời mức lương bình quân dệt mày nằm trong nhóm thấp nhất thế giới, tỷ lệ bao phủ vacxin ở Việt Nam đang tang nhanh chóng (67% dân số được tiêm ít nhất 1 mũi, cao thứ 19 trên thế giới). Tính tới nay, Việt Nam là nguồn cung ứng duy nhất đạt điểm cao trên cả 5 yếu tố chính trong số 27 quốc gia cung ứng dệt may hàng đầu.

Triển vọng và thách thức hoạt động cốt lõi

Xu hướng bền vững chuỗi cung ứng – thời hạn cho doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi

Các doanh nghiệp chú trọng đến quán trình sản xuất “xanh” trong nhà máy và sản xuất sợi bông, sợi tái chế như ADS, STK hay sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là bông, sợi tái chế như TNG, TCM,…được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều hơn các đơn hàng của đối tác lớn đang quan tâm đến vấn đề toàn cầu như H&M, Uniqlo, Nike, Adidas,…

Dự kiến 2023 thị trường Dệt May mới quay lại ngưỡng trước dịch Covid 2019

Theo Bộ Công thương, 10 tháng đầu năm – ngành dệt may ghi nhận giá trị xuất khẩu đat 32 tỷ USD và dự báo cuối năm nay có thể đạt được kim nghạch ở mức 38,5 tỷ USD.

Bộ Công thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đặt 43 tỷ USD. Thách thức: tình hình dịch Covid 19, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng không phải thiết yếu như quần áo đang chững lại, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu…

Cơ hội:

Hiệp định EVFTA, CPTPP hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam. Thị trường dệt may của Việt Nam tại Mỹ, EU và Mỹ vẫn mở rộng.

Xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng dệt may thế giới ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những điểm đến của các nhà nhập khẩu, hãng bán lẻ.

Covid cũng làm thay đổi 1 số xu hướng. Đó là thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm thể thao. Đồng thời thúc đẩy số hóa trong toàn ngành với gần 40% tổng doanh số bán hàng hiện đang được tạo ra từ các kênh kỹ thuật số.

Chỉ số tiêu dùng hàng ngày tăng cao sẽ mang lại cơ hội cho ngành dệt may: tháng 10 CPI tại Mỹ đạt 276 điểm, tăng 6,15%, tại EU là 110 điểm, tăng 4,76% so với cùng kỳ năm trước (theo Tradingeconomics, số liệu truy cập ngày 22/11/2021)

Việc triển khai vacxin tại thị trường XK chủ lực như Mỹ và EU ngày càng cao khiến chỉ số tiêu dùng tăng (tỷ lệ tiêm vacxin ít nhất 2 mũi tại Mỹ và một số nước trong hiệp định EVFTA, CPTPP cao trên 50%, Mỹ 68%, Tây Ban Nha 82%, Pháp 76%, Canada 66%, Nhật Bản 79%, Singapore 93%)

Phát triển mảng bất động sản – Hướng đi mới

Nhiều doanh nghiệp dệt may đang có hướng đi mới trong việc triển khai thêm mang kinh doanh bất động sản như TNG, VGT, GIL, ADS,…với các dự án BĐS khu công nghiệp, BĐS nhà ở đang được bàn giao hoặc trong giai đoạn xin cấp phép.

 

Xem thêm