Tin tức ngành

Công nhân thuộc lĩnh vực điện tử, may mặc dẫn đầu nhu cầu tuyển dụng sau Tết

  • 01/03/2024

Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 9 tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình, Ninh Bình với tổng chỉ tiêu hơn 44.100 lao động trên 20 ngành nghề.

Lao động điện tử, dệt may, xây dựng… thuộc nhóm nhà tuyển dụng cần nhiều nhất, bình quân trên 3.000 người mỗi ngành tại phiên giao dịch việc làm ngày 22/2.

Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 9 tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình, Ninh Bình với tổng chỉ tiêu hơn 44.100 lao động trên 20 ngành nghề.

Công nhân điện tử dẫn đầu số lượng cần tuyển với hơn 3.300 lao động, tiếp đến may mặc hơn 3.100 người, công nhân xây dựng gần 3.000 người. Các nhóm ngành như cơ khí - hàn, thợ vận hành máy, bán hàng - thu ngân, nhân viên phụ bếp dao động 2.500-2.800 người mỗi ngành.

Đầu năm 2024, doanh nghiệp đồng loạt tăng tuyển lao động khi đơn hàng quay trở lại hoặc mở rộng quy mô nhà xưởng. Nhiều nhà máy đã có kế hoạch sản xuất, tuyển dụng đến cuối năm. Đơn cử bắc giang trong quý ii, một số công ty sản xuất linh kiện điện tử tuyển 7.000-8.000 công nhân mỗi tháng. Thị trường bất động sản sau thời gian trầm lắng cũng được dự báo sôi động từ giữa năm nay.

Đại diện doanh nghiệp phỏng vấn ứng viên vào làm việc trong nhà máy linh kiện điện tử tại điểm cầu Bắc Giang, ngày 22/2. Ảnh: Nguyễn Huế
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại diện doanh nghiệp phỏng vấn ứng viên vào làm việc trong nhà máy linh kiện điện tử tại điểm cầu Bắc Giang, ngày 22/2. Ảnh: Nguyễn Huế

Doanh nghiệp ngành dịch vụ thương mại tăng tuyển dụng khoảng 20% so với trước, tích cực tìm kiếm ứng viên đã qua đào tạo cho các vị trí việc làm toàn thời gian và gắn bó lâu dài. Điều này thúc đẩy tỷ lệ lao động trình độ cao đẳng, đại học trở lên tăng cao trong tổng chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 42%; tiếp đến là trung cấp; công nhân kỹ thuật chiếm 36% và lao động phổ thông chiếm 22%.

Song khác những năm trước, lao động trong bối cảnh kinh tế khó khăn hạn chế chuyển việc khiến nhà tuyển dụng không dễ tìm người. Trong hai tiếng suốt phiên, chị Hoàng Hiền, phụ trách nhân sự của công ty chuyên về logistics phỏng vấn được một người và "chưa ưng lắm".

Nhiều năm quan sát tuyển dụng, chị nhận thấy tình trạng nhảy việc sau Tết Giáp Thìn không sôi động như trước. Công ty trước đây tuyển 400-500 người trong ba tháng đầu năm, nay còn khoảng 200-300 và hầu như không có nhân sự nghỉ việc. Nhiều công ty đăng tuyển cùng lúc, người lao động càng có thêm lựa chọn. Chị Hiền đặt kỳ vọng vào những phiên sau sẽ phỏng vấn được nhiều ứng viên hơn.

 

Xem thêm